Phương pháp này hoạt động theo nguyên tắc sử dụng con lăn với mũi kim siêu nhỏ lăn trên bề mặt da để tạo các tổn thương nhằm kích thích cơ chế tự lành vết thương của da. Từ đó, kích thích quá trình hình thành collagen và elastin giúp tăng sinh tế bào và tái tạo lớp da mới tươi trẻ. Đồng thời mở đường dẫn để đưa các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Hướng dẫn lăn kim tại nhà trị sẹo rỗ
Điều quan trọng nhất khi lăn kim tại nhà chính là dụng cụ con lăn cần đảm bảo chất lượng, lăn đúng kỹ thuật cũng như tuân thủ quy trình các bước để tránh nhiễm trùng.
- Cách chọn dụng cụ lăn kim tại nhà
Bộ lăn kim tại nhà hiện nay bao gồm: 1 đầu lăn chứa kim lăn, một tay cầm, các bộ phận này có thể tách rời để dễ thay đổi kim lăn (tùy vào từng sản phẩm của mỗi thương hiệu). Cần chú ý đến kim lăn của dụng cụ lăn kim tại nhà vì kim lăn tốt quyết định kết quả điều trị.
Khi chọn phương pháp lăn kim tại nhà, bạn cần sử dụng kim nhỏ dao động từ 0,2 – 1 mm để tránh gây tổn thương quá lớn cho da.
- Quy trình tự lăn kim tại nhà
Nếu tự lăn kim bạn nên tham khảo phần hướng dẫn lăn kim tại nhà ngay bên dưới.
Bạn không nên sử dụng lực quá mạnh để lăn kim. Bạn nên thử ở mức độ nhẹ và tăng dần sau mỗi lần để điều chỉnh được lực phù hợp. Có thể sẽ có cảm giác ngứa, đau châm chích khi mới thử nghiệm. Nếu bạn sử dụng lực quá mạnh có thể khiến da bị rách, trầy xước, tổn thương nặng. Ngược lại nếu bạn sử dụng lực quá nhẹ sẽ không đủ cải thiện các vấn đề trên da như mong muốn.
Khi lăn kim bạn nên thực hiện vào buổi tối và lăn theo các hướng ngang, dọc, chéo. Bạn cũng nên tránh lăn vùng da sát mắt, môi, vì đây là những vùng da rất nhạy cảm và mỏng manh. Ngoài ra, bạn không nên lăn kim khi da vẫn còn mụn bọc, mụn viêm,… vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng mụn lan khắp mặt sau khi lăn kim xong.
Cách lăn kim tại nhà là phương pháp tạo tổn thương trên da, do đó, thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các nguyên tắc vô trùng vô khuẩn rất quan trọng. Nếu không đảm bảo yếu tố vô khuẩn khi lăn sẽ khiến da dễ bị nhiễm trùng và tình trạng da nghiêm trọng hơn.
Lăn kim tại nhà cần tuân thủ đúng quy trình để tránh nhiễm trùng
Bước 1: Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt (tẩy trang nếu có).
Bước 2: Dùng thuốc tê xoa đều khắp da mặt và bọc lại bằng màng bọc thực phẩm trong 25 – 40 phút để thuốc tê ngấm.
Bước 3: Lau sạch thuốc tê và sát trùng da bằng Providine hoặc Betadine, sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý thật kỹ. Chờ đến khi khô mới tiến hành lăn.
Bước 4: Cách lăn kim. Bạn nên lăn vùng trán đầu tiên do ở đây là vùng da mỏng và nhạy cảm hơn các vùng còn lại. Sau đó, lăn xuống 2 bên thái dương và 2 bên má, mũi, nhân trung, cằm.
- Chăm sóc da sau khi lăn kim
Chăm sóc da sau lăn kim vô cùng quan trọng đối với hiệu quả cải thiện của da. Bạn cần vệ sinh da mặt đúng cách, hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm, tránh nắng tuyệt đối và tránh ăn hải sản, thịt bò, rau muống, đồ cay, nóng trong 7 ngày đầu sau khi lăn kim.
Nên sử dụng serum tái tạo da ngay sau khi điều trị để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da bong mài nhanh và tránh để lại vết thâm. Đồng thời sử dụng thêm một số serum, tế bào gốc để gia tăng hiệu quả cải thiện. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm an toàn cho da.
Một số lưu ý trước khi thực hiện lăn kim tại nhà
- Khi thực hiện phương pháp lăn kim tại nhà bạn thật sự am hiểu và da, các công cụ làm đẹp.
- Trước khi tự lăn kim nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
- Lăn kim sai cách, lựa chọn kim lăn và lực lăn không phù hợp với tình trạng da hiện tại sẽ không khắc phục được tình trạng mụn, sẹo rỗ,… mà còn làm mụn lan nhiều hơn, sẹo rỗ lõm sâu hơn.
- Nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không đảm bảo vấn đề vệ sinh như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng hơn da có thể bị hoại tử.
Tự lăn kim tại nhà tuy chi phí thấp so với bệnh viện, phòng khám, spa, nhưng độ rủi ro rất cao. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn thực hiện lăn kim tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.